Đóng rắn kép- Hai cơ chế
Cơ chế đóng rắn nào cũng tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm
Yếu tố rất quan trọng khi liên kết hai bề mặt bằng keo là toàn bộ bề mặt keo phải được đóng rắn hoàn toàn. Đối với các dòng keo đóng rắn bằng UV, những vị trí khuất sáng mà tia UV không chiếu tới được sẽ để lại những vị trí keo không đóng rắn. Điều đó gây nên nguy cơ bị ăn mòn của mối kết dính và dẫn đến các lỗi không mong muốn trên sản phẩm. Vì vậy, khi thiết kế mối lắp ráp sử dụng chất kết dính UV, nên tránh từ đầu các vị trí khuất sáng này để đảm bảo hiệu suất kết dính.
Trong trường hợp những vị trí khuất sáng là không thể tránh khỏi trong thiết kế?
Giải pháp cho vấn đề nói trên là các chất kết dính với cơ chế đóng rắn kép, tức là có thể đóng rắn dựa trên hai cơ chế khác nhau. Ngoài cơ chế đóng rắn bằng ánh sáng, chúng sử dụng cơ chế thứ hai để đóng rắn, đặc biệt là các vị trí bị khuất sáng. Cơ chế này có thể là độ ẩm, hiếm khí, nhiệt hay đơn giản là phản ứng hóa học khi phối trộn gốc nhựa và tác nhân đóng rắn với nhau. Sự kết hợp hai cơ chế đóng rắn giải quyết các yêu cầu khác nhau của quy trình sản xuất cũng như thiết kế sản phẩm, tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho ứng dụng của bạn. Các sản phẩm đều không chứa isocyanate và silicone, ngoại trừ UV silicon.

Hỗ trợ kỹ thuật
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ thêm về: