Hệ thống van và bộ trợ động tra keo
Table of Contents
Vật liệu sau khi đi qua một chu trình, sẽ được vận chuyển đến hệ thống van và bộ trợ động để tra lên bề mặt đối tượng gia công. Có thể nói, đây là bước quyết định thành bại của toàn bộ hệ thống tra keo. Tùy vào nhu cầu thực tế, hệ thống con này sẽ được tích hợp hoặc không một bộ trợ động (actuator) hoặc một van với đầu tra keo phù hợp – quyết định hình dạng của đường vật liệu. Bộ trợ động hay van được lựa chọn tùy vào hệ thống là thủ công hay hệ thống tự động. Đầu tra keo (nozzle) được lựa chọn tùy vào hình dạng của đường keo yêu cầu trong quy trình sản xuất.
Thiết bị tra keo
Thủ công bằng tay
Thiết bị này được sử dụng trong hệ thống tra keo thủ công và được kiểm soát từ chuyển động đến thời điểm keo ra thông qua thợ gia công.
Có nhiều loại thiết bị tra keo và phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Ưu điểm chính của loại thiết bị này là khả năng tra keo đến các vị trí khó tiếp cận và ứng dụng linh hoạt hơn trong nhiều quy trình bơm tra keo khác nhau. Nếu cần, thiết bị tra keo bằng tay cũng có thể trang bị thiết bị gia nhiệt và sử dụng được cho loại keo hai thành phần. Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống là không thể hoạt động độc lập, phụ thuộc nhiều vào người thợ gia công, điều này có thể dẫn đến độ chính xác sẽ không cao, nếu phải so sánh với hệ thống tự động hóa.
Tự động hóa
Là thiết bị được sử dụng trong hệ thống bơm tra keo tự động hóa, van tra keo hoặc bộ truyền động này sẽ được điều khiển bởi một thiết bị điều khiển của hệ thống – với chức năng và ưu điểm chính là duy trì các thông số đã được cài đặt sẵn, giúp hệ thống hoạt động độc lập và ổn định.
Thiết bị tra keo tự động này được sử dụng trong nhiều ứng dụng và quy trình tự động hóa bởi giúp tối đa hóa dòng chảy của nhiều dạng vật liệu. Thiết kế thông minh, liền khối với độ chính xác và tin cậy cao giúp thiết bị trở thành một phần không thể thiếu của nhiều hệ thống bơm tra keo trên thị trường hiện nay.
Đầu tra keo và ứng dụng của từng loại
Phân loại dựa trên phương thức tra keo
Đầu tra keo tiếp xúc sát với bề mặt tra keo
Cách tra keo này thường sử dụng một năng lượng không quá cao để đẩy keo ra khỏi bề mặt, vì khoảng cách giữa đầu tra keo và bề mặt không quá lớn
Đầu tra keo cách xa bề mặt tra keo
Ở phương pháp này, đầu tra keo sẽ được giữ ở một ví trí nhất định tách biệt khỏi bề mặt tra keo. Do khoảng cách này, nên năng lượng sử dụng để đẩy keo cũng sẽ lớn hơn.
Các cách tra keo thông dụng
Tra keo năng lượng thấp, hình dạng tiết diện đường cắt | Tra keo năng lượng cao, hình dạng tiết diện đường cắt |
Hình tròn | Tròn và đứt quãng |
Hình thang | Hình lò xo |
Tròn và đứt quãng | Phẳng |
Bơm tra không sử dụng áp suất khí |
Hình dạng và công nghệ tra keo
- Hình tròn
- Hình thang
- Hình tròn đứt đoạn
- Hình xoắn lò xo
- Phẳng
- Không sử dụng khí
Đầu tra keo dạng tròn
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Có thể điều chỉnh đường kính của đường keo ra
- Điều chỉnh tốc độ bằng áp suất khí
Ứng dụng
- Bịt kín, chống thấm cho thân ô tô, phần vỏ của các thiết bị
- Keo cường lực cho quy trình lắp ráp
Quy trình
- Có thể điều chỉnh đường kính của đường keo ra
- Điều chỉnh tốc độ bằng áp suất khí
Loại chất kết dính
- Đường kính đường keo: 1mm ~ 8mm
- Dải nhiệt độ hoạt động dài, nhiệt độ tối đa lên đến 160°C
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 200 ~ 500 mm/s
Đầu tra keo dạng tam giác
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Đường keo ra được định hình từ trước
Ứng dụng
- Kính chắn gió ô tô
Loại chất kết dính
- PU (Polyurethane)
Quy trình
- Độ dày đường keo: lên đến 2 mm
- Chiều rộng đường keo: lên đến 200 mm, tùy vào ứng dụng
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 300 mm/s
Tra keo đứt quãng
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Đường keo ra ngắt quãng theo một khoảng cách bắt nhau và được cài đặt từ trước (có thể điều chỉnh thông qua thiết bị điều khiển)
- Ứng dụng jetting
Ứng dụng
- Keo cường lực, sử dụng thay thế cho phương pháp truyền thống như đinh vít, hàn dán
- Kết dính kết hợp sử dụng nẹp giữ
Loại chất kết dính
- Keo 1 thành phần hoặc keo 2 thành phần
- Keo Epoxy
Quy trình
- Đường kính đường keo: 0.2 mm ~ 6mm
- Nhiệt độ hoạt động: 60°C
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 200 ~ 500 mm/s
Hình dạng xoắn lò xò: sử dụng động cơ điện hoặc khí*
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Vật liệu ra ổn định
- Tra keo đồng đều với đốc độ cao
- Chỉ có giới hạn về độ dày của lớp vật liệu
Ứng dụng
- Hem flange
- Kết dính trên các bề mặt phức tạp
Loại chất kết dính
- Keo Epoxy 1 thành phần
- PVC
Quy trình
- Chiều rộng đường keo: theo yêu cầu
- Độ dày: 3mm
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 200 ~ 600 mm/s
* Điểm khác biệt giữa hai động cơ này là loại vật liệu được sử dụng. Đối với động cơ điện “kén” vật liệu hơn, không sử dụng được cho tất cả các loại vật liệu.
Tra keo dạng phẳng
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Đa dạng chiều rộng cho đầu ra keo, có thể thay đổi tùy vào ứng dụng
- Phù hơp để phun tra lượng vật liệu lớn mỗi chu kỳ
Ứng dụng
- Kết dính không lộ khớp nối
- Vật liệu sử dụng trong ứng dụng chống rung lắc, gập gẫy cho bề mặt (SAM)
- Ứng dụng bảo vệ thân dưới UBS
Loại chất kết dính
- PVC
- Vật liệu gốc cao su
- Vật liệu gốc nước/ acrylate
Quy trình
- Chiều rộng đường keo: lên đến 200mm, tùy vào ứng dụng
- Độ dày: lên đén 2mm
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 300 ~ 600 mm/s
Tra keo không sử dụng không khí
Hình dạng đầu tra
Hình dạng đường keo
Tính chất
- Sử dụng trong các ứng dụng tra keo không tiếp xúc
- Có thể bao phủ được diện tích lớn
- Phủ đồng đều với lớp keo không quá dày
- Điều khiển thông quá áp suất
Ứng dụng
- Phun phủ chống gỉ
- Ứng dụng bảo vệ thân dưới UBS
Loại chất kết dính
- PVC
Quy trình
- Chiều rộng đường keo: lên đến 350 mm
- Độ dày: lên đén 0.4mm (UBS)
- Sử dụng cùng robot với vận tốc: 300 ~ 600 mm/s
Tra keo 1 thành phần và 2 thành phần
Tra keo một thành phần
Khi đề cập đến việc tra keo và không thêm một thông tin hay dữ kiện gì, thì thường sẽ ngầm hiểu là bơm tra keo một thành phần hay còn gọi là keo 1K. Loại keo này thường khô khi tiếp xúc với không khí, nhiệt độ hoặc độ ẩm. Khi cần nhắc lựa chọn keo và hệ thống cho bơm tra keo một thành phần thì thường sẽ xem xét tốc độ khô của keo để phù hợp với tốc độ sản xuất.
Tra keo hai thành phần
Để có được một quy trình bơm tra keo hai thành phần nhanh và hiệu quả, có nhiều yếu tố cần cân nhắc đến. Keo 2 thành phần còn gọi là keo 2K hay keo AB gồm một resin và một chất giúp đóng rắn, được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để hình thành phản ứng khô keo, sau đó tạo thành mối kết dính. Việc trộn keo này thường là trộn tĩnh hoặc trộn động. Các giai đoạn từ cấp liệu đến trộn và bơm tra keo đều có thể bị ảnh hưởng bị nhiệt độ.
Trộn keo tĩnh và trộn keo động
Để có được một hỗn hợp keo 2K như ý, 2 thành phần cần được trộn keo một tỷ lệ chính xác và việc lựa chọn phương thức trộn keo (động hay tĩnh) phụ thuộc vào độ chính xác và ổn định mà ứng dụng yêu cầu. Nếu độ nhớt của các thành phần thấp hoặc chênh lệch lớn, thì phương pháp trộn tĩnh không phải lựa chọn tối ưu. Bằng việc sử dụng phương pháp trộn động, tính chất hỗn hợp sau khi trộn xong mới được đảm bảo. Để đạt được kết quả như mong muốn, cũng cần lựa chọn đầu trộn keo có “ruột gà” hay lượng phần tử và độ dài phù hợp với loại vật liệu và ứng dụng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Hotline: (+84) 969 469 089
Email: info@gluditec.com