Các yếu tố đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất
Tags:
Hiệu quả của quá trình sản xuất phản ánh mức độ giảm chi phí sản xuất so với mức độ chi phí sản xuất trung bình của xã hội hoặc của chính ngành công nghiệp mà doanh nghiệp đang hoạt động (thiết bị điện tử, ô tô, thiết bị y tế, …). Nâng cao hiệu quả sản xuất đạt được bằng cách giảm chi phí xuống mức tối thiểu. Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp phụ thuộc vào: Năng xuất, tính linh hoạt và mức độ tự động hóa quá trình sản xuất.
Năng suất
Năng xuất của quá trình sản xuất Q là số lượng sản phẩm được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian τ. Trong sản xuất dây chuyền năng suất Q được xác định theo công thức:
Q = 1/τ
Như vậy năng suất càng cao khi thời gian sản xuất một đơn vị càng thấp. Hệ thống sản xuất sẽ hiệu quả khi thời gian sản xuất một đơn vị thấp hơn so với mức trung bình của thị trường.
Mức độ tự động hóa
Mức độ tự động hóa của quá trình sản xuất được xác định bằng tỷ số giữa thời gian gia công tự động và toàn bộ thời gian thực hiện quá trình. Tùy thuộc vào từng khoảng thời gian, người ta phân biệt các mức độ tự động hóa như sau:
Mức độ chu kỳ của tự động hóa
Mức độ chu kỳ K(c) của tự động hóa là tỷ số giữa thời gian gia công tự động t(T) và toàn bộ thời gian của chu kỳ t(C).:
K(c) = t(T)/t(C)
Có thể xem mức độ chu kỳ của tự động hóa đánh giá được mức độ tự động hóa của toàn bộ quy trình sản xuất, xem xét tự động hóa chiếm bao nhiêu % trong thời gian thực hiện quy trình.
Mức độ gia công của tự động hóa
Mức độ gia công K(g) của tự động hóa là tỷ số giữa phần thời gian từng chiếc của gia công tự động t(T) và toàn bộ thời gian từng chiếc t(TC)
K(g) = t(T)/t(TC)
Chỉ số này giúp bóc tách cả chu kỳ thành từng công đoạn và đánh giá mức độ tự động hóa của từng công đoạn đó. Giúp doanh nghiệp xác định vấn đề xuất hiện ở đâu và nên cải tiến ở công đoạn nào.
Mức độ vận hành của tự động hóa
Mức độ vận hành K(v) của tự động hóa là tỷ số giữa tổng thời gian gia công tự động t(T) trong khoảng thời gian (ca, tháng, quý, hoặc năm) và thời gian vận hành t(v):
K(v) = t(T)/t(V)
Mức độ vận hành giúp đánh giá xem thời gian gia công có được tận dụng không, có thể cải thiện như thế nào bằng tự động hóa.
Tính linh hoạt của sản xuất
Tính linh hoạt của quá trình sản xuất hay của thiết bị là khả năng điều chỉnh được để chuyển đổi đối tượng gia công (từ gia công chi tiết máy sang gia công chi tiết khác).
Tính linh hoạt được xác định theo công thức sau:
L = (1 – C/A)*100
Trong đó:
- C – chi phí để điều chỉnh máy hoặc điều chỉnh hệ thống máy (USD)
- A – chi phí khấu hao máy (USD)
Nếu C = 0 thì tính linh hoạt L = 100%, có nghĩa là sản xuất linh hoạt lý tưởng không đòi hỏi chi phí cho việc điều chỉnh máy. Nếu chi phí cho việc điều chỉnh máy bằng chi phí khấu hao, có nghĩa là C=A thì tính linh hoạt L=0.
Để có được một quy trình sản xuất nói chung và lắp ráp nói riêng hiệu quả cần phải đánh giá đa phương diện và tối đa hóa. Hãy thử làm các phép tính đơn giản và đánh xem quy trình hiện tại đã hiệu quả chưa và có thể cải thiện như thế nào thông qua tự động hóa. Với đội ngũ kỹ sư nhiều năng trong đa lĩnh vực sản xuất, GLUDITEC tự tin có thể đem đến giải pháp phù hợp nhất:
Hotline: +84 969 469 089
Email: info@gluditec.com